Trường đua chó sẽ ngưng hoạt động kể từ ngày 10-03-2023 tại sân vận động Lam Sơn, P.1, TP. Vũng Tàu do hết thời gian hoạt động của dự án. Chân thành cảm ơn Quý Khách đã quan tâm và ủng hộ Chúng tôi trong suốt thời gian qua và hy vọng sẽ đón tiếp Quý Khách khi Trường đua chó có địa điểm đầu tư mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

Giới thiệu > Lịch sử hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG ĐUA CHÓ GIẢI TRÍ Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, người đưa môn đua chó vào Việt Nam

 

* GIAI ĐOẠN Ý TƯỞNG:

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ là Việt kiều Úc, có nhiều tình cảm với quê hương. Khi Nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế, Ông là một trong số ít Việt kiều trở về sớm nhất để tìm hướng làm ăn tại quê nhà.

Không ít lần dẫn các đối tác làm ăn ra Vũng Tàu nghỉ cuối tuần, dự kiến chương trình nghỉ sẽ kéo dài 2 ngày cuối tuần nhưng phần lớn họ không ngủ tại Vũng Tàu vì ở đấy chẳng có gì giải trí vào ban đêm. Kiểu này dễ mất khách. Ông tự nhủ phải tổ chức thú vui giải trí ở thành phố biển này.

 

* GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Ngày còn ở Úc, Ông rất mê môn đua chó và nảy ra ý định đưa môn giải trí này về Vũng Tàu. Ông làm việc với Công ty Du lịch Vũng Tàu, đặt vấn đề và họ đồng ý liên doanh. Nhưng đua chó lúc bấy giờ bị xem là hình thức cờ bạc, việc xin giấy phép rất khó khăn.

Kiên trì đeo đuổi, thuyết phục 03 năm với các Bộ Ngành từ Trung Ương đến địa phương rồi cuối cùng cũng thành lập được Công ty TNHH Dịch Vụ Thể Thao Thi Đấu Giải Trí (nay là Công ty cổ phần Dịch Vụ Thể Thao Thi Đấu Giải Trí - SES), là công ty Liên Doanh giữa công ty Hemlock Services (Úc) và công ty cổ phần Du Lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Giấy phép hoạt động đua chó có dự thưởng. Sau khi có Giấy phép, Công ty SES đã thuê 10ha đất sình lầy ở đường Võ Thị Sáu, phường Long Tâm, TX. Bà Rịa để xây dựng “Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua”. Song song đó, thực hiện cải tạo, nâng cấp Sân vận động Lam Sơn (15 Lê Lợi, Phường 1, Vũng Tàu) trở thành “Trường đua chó Lam Sơn”.

Vào tháng 05 năm 2000, Trường đua chó của công ty SES đã chính thức khai trương và giới thiệu cho Du khách một môn thể thao “Đua chó Greyhound” độc đáo, mới lạ lần đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, được diễn ra tại Sân vận động Lam Sơn (15 Lê Lợi, Phường 1, Vũng Tàu), trung tâm nhộn nhịp và sầm uất trong Thành phố Vũng Tàu.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(1)

Chỉ thời gian ngắn sau khi được giới thiệu cho công chúng, Mộ đua chó Greyhound đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng ngàn Du khách trong và ngoài nước thuộc mọi lứa tuổi. Bởi môn thể thao này đã đem đến cho mọi người sự giải trí thoải mái khi theo dõi những trận đua chó đầy quyết liệt và điểm hấp dẫn khác khiến Khán giả thích thú mỗi khi đến đây là được tham gia đặt cược, trúng thưởng trong mỗi vòng đua và nhiều chương trình hấp dẫn khác.

 

CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆN ĐẠI:

Trường Đua Chó tại Sân Vận Động Lam Sơn – Vũng Tàu:

 

Trường đua chó Lam Sơn được trang bị tiện nghi hiện đại với sức chứa tổng cộng lên đến 5.000 người, luôn hứa hẹn mang đến cho Quý khán giả nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi theo dõi những đợt đua đầy quyết liệt và kịch tính giữa các chú chó đua Greyhound – loài chó lập kỷ lục chạy nhanh nhất thế giới, tốc độ cao nhất có thể đạt đến 60km/giờ trên chặng đường đua dài 450 mét.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(2)

Khu vực VIP ở tầng hai được trang bị hiện đại dành cho Hội viên, Chủ sở hữu chó đua và Khách VIP với những phòng riêng đầy đủ tiện nghi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(3)

Vào năm 2001, Công ty SES đã được công nhận là thành viên của Hiệp Hội Đua Chó Thế Giới. Tiếp sau đó, vào tháng 11 năm 2018 Công ty SES đã vinh dự nhận được giấy Chứng nhận “ XÁC LẬP KỶ LỤC” do Tổ Chức Kỷ Lục Việt Nam cấp do sở hữu một “Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua Lớn Nhất Việt Nam”.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(4)

 

Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua – tại Bà Rịa:

     

Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn của Úc trong vòng 14 tháng bằng nhân công trong nước, bao gồm các khu vực chính:

* Khu vực chuồng trại có sức chứa 1000 chó đua:

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(5)

Khu vực Bệnh viện cho chó được trang bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác cấp cứu, phẩu thuật, chữa bênh,..v..v… một cách tối ưu nhất.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(6)

Khu vực tập chạy rèn luyện thể lực cho Chó đua.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(7)

Chó đua được nhập khẩu từ Úc và sinh sản tại Trung tâm. Mỗi chú chó có lý lịch gia đình rõ ràng được  theo dõi bằng hệ thống microchip, được nuôi dưỡng, cho ăn uống, huấn luyện và cả chăm sóc sức khoẻ theo tiêu chuẩn tại Trung tâm nhiều tuần lễ để đảm bảo có thể thi đấu chính thức tại Trường đua chó.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(8)

Các nhân viên ở đây đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau từ công việc quản lý, huấn luyện chó đua, nuôi dưỡng, phối giống, công tác chuẩn bị cho chó thi đấu, vệ sinh cho đến việc bảo trì tổng quát.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(9) 

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(10)

 

* GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN:

Trên thực tế từ năm 1998 đến nay, công ty SES chỉ được cho phép tổ chức thí điểm hoạt động đua chó có dự thưởng tại Sân Vận Động Lam Sơn, thành phố Vũng Tàu trên cơ sở phê duyệt của Ủy Ban tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo Quyết định số 1916/QĐ-UB V/v: Phê duyệt quy chế tạm thời Bộ Môn Thi đấu giải trí đua chó (Do Nhà nước chưa cho phép ngành nghề đặt cược).

Vào ngày 24/01/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 06/2017/NĐ-CP V/v: Về Kinh Doanh Đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Ngay sau đó, Công ty SES đã triển khai các hồ sơ và thủ tục liên quan để nộp cho Bộ Tài Chính để xin “Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Đặt Cược”. Kết quả là vào ngày 15/06/2020, Công ty SES đã chính thức được cấp “Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Đặt Cược Đua Chó” sau hơn 20 năm hoạt động kinh doanh.

lich-su-hinh-thanh-phat-trien(11)

Trong thời gian tới, công ty SES sẽ tiến hành xin giấy phép để mở các Đại lý bán vé đặt cược ngoài Trường đua và phân phối vé đặt cược qua tin nhắn hoặc điện thoại. Vì vậy, Người chơi không cần phải đến trường đua tại Vũng Tàu mà chỉ cần chạy đến các Đại lý gần nhất hoặc gửi tin nhắn/điện thoại để mua vé đặt cược cho những chó đua mà mình yêu thích.

 

 

1. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

  • * Tầm nhìn: Phát triển loại hình hoạt động đua chó Greyhound tại Việt Nam mang tính giải trí lành mạnh và phúc lợi dành cho chó Greyhound.
  • * Sứ mệnh: mang đến niềm vui cho khán giả thông qua hoạt động thi đấu đua chó thể thao, cũng như là niềm đam mê và hạnh phúc của vận động viên chó đua khi được tham gia thi đấu, đi kèm với phúc lợi của chó đua Greyhound.
  • * Giá trị cốt lõi: An toàn, Minh bạch, Tôn trọng, Trách nhiệm với chó Greyhound và xã hội.

2. Chiến lược Phúc lợi dành cho chó Greyhound

Phúc lợi dành cho chó Greyhound là ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt cả vòng đời từ khâu nhân giống, sin sản, chăm sóc dinh dưỡng và thú y, huấn luyện đua, huấn luyện giải nghệ và thích nghi, cho đến khi chuyển giao chó Greyhound về hưu cho người nhận nuôi, và theo dõi, hỗ trợ sau khi chuyển giao. Chiến lược phúc lợi dành cho chó Greyhound bao gồm :

  • * Áp dụng micro-chip để cải thiện tính minh bạch và theo dõi chính xác hơn cho từng con chó trong suốt vòng đời của chúng;
  • * Tăng cường quy chế đua chó để đảm bảo rằng các chủ chó phải thông báo về tình trạng của chó sau khi chúng đã nghỉ hưu;
  • * Giảm thiểu chấn thương trong các trận đua bằng cách ưu tiên cải tạo công trình phụ trợ giảm chấn trên đường đua;
  • * Tăng cường theo dõi và giám sát chuồng chó và các hình thức phạt nếu phát hiện vi phạm quy định;
  • * Đẩy mạnh Chương trình nhận nuôi chó về hưu.
  • * Giảm thiểu nhân giống chó thông qua những chiến lược nhân giống có trách nhiệm;
  • * Cải thiện cơ chế thu thập dữ liệu và giám sát trong suốt vòng đời của chó;
  • * Cung cấp đầy đủ các dịch vụ thú y, báo cáo chấn thương và các xu hướng chấn thương để kịp thời xây dựng các tiêu chuẩn tối thiểu cho công tác chuẩn bị trận đua; Bao gồm phổ biến Quy tắc thú y tại trường đua chó Greyhound.
  • * Cải thiện chế độ dinh dưỡng, bao gồm cả việc tiếp cận với thức ăn và nước uống;
  • * Cải thiện điều kiện chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng
  • * Ban hành Bộ quy tắc thực hành phúc lợi chó Greyhound nhằm đảm bảo quy tắc đạo đức, thái độ ứng xử thân thiện và đúng chuẩn mực của nhân viên đối với chó Greyhound.

3. Chương trình nhận nuôi chó Greyound về hưu

Mục đích của Chương trình nhận nuôi chó Greyhound là để đảm bảo cuộc sống của chó đua Greyhound sau khi về hưu được đưa đến với những gia đình thương yêu và xem chúng như là thú cưng trong nhà.

 

Chó Greyhound trước khi được chuyển giao cho người nhận nuôi đều đã được trải qua một chương trình huấn luyện thích nghi để đảm bảo rằng chúng thân thiện với những con chó nhỏ xung quanh và an toàn khi được người lạ dẫn đi dạo ở nơi công cộng. Trong đó, chế độ ăn uống cũng được thay đổi để làm quen với môi trường mới.

Trong quá trình huấn luyện thích nghi này, các tình nguyện viên sẽ được khuyến khích để tham gia làm quen cũng như đăng ký nhận nuôi chó Greyhound, tạo điều kiện để trợ giúp chó Greyhound chuyển đổi và thích nghi từ cuộc sống trong trường đua sang cuộc sống tái định cư trong các gia đình.

Man trains greyhound to respond to the down command.

Sau khi chó Greyhound đã hoàn thành chương trình huấn luyện thích nghi và sẵn sàng để chuyển giao cho người nhận nuôi, thì chúng sẽ được cân nhắc và đối chiếu để tương thích với kỳ vọng, đặc điểm, lối sống của các gia đình nhận nuôi. Mục đích là để đảm bảo mỗi trường hợp nhận nuôi đều thành công, mang lại hạnh phúc cho cả người nhận nuôi và chó Greyhound được nhận nuôi.

4. Quy tắc thực hành phúc lợi chó Greyhound

1. Lời nói đầu

Đua chó Greyhound được bắt đầu từ England vào Thế kỷ 18 và phát triển thành một ngành công nghiệp giải trí dự thưởng, đóng góp hàng chục tỉ đô la mỗi năm cho nguồn thu ngân sách trên toàn cầu.

Chúng ta cần thống nhất một quan điểm bất đi bất dịch rằng rằng chúng ta không được phép lạm dụng và ngược đãi chó Greyhound, nhưng như vậy cũng không có nghĩa là làm chúng mất đi bản năng sinh tồn và niềm hạnh phúc khi được tham gia vào các cuộc đua. Giống chó greyhound cực kỳ thông minh, chúng có thể giao tiếp với nhau và nếu quan sát kỹ người ta có thể dễ dàng nhận ra sự phấn khích và niềm kiêu hãnh của những chú chó được lựa chọn để chuẩn bị dẫn ra trường đua vào những ngày cuối tuần.

Chúng ta cũng không cần tranh luận về khía cạnh kinh tế của ngành kỹ nghệ này cũng như phản bác sự tồn tại của một hoạt động thuộc về văn hóa lịch sử đã có hàng trăm năm, mà chỉ nên tập trung vào việc nên làm thế nào để đảm bảo một hệ sinh thái đua chó Greyhound bền vững, đảm bảo phúc lợi dành cho chó Greyhound, đồng thời cũng đi đôi với việc bảo tồn giống nòi của chúng trên hành tinh này.

Quy tắc thực hành phúc lợi chó Greyhound thể hiện sự cam kết của toàn ngành, toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên và các đối tác trong việc cải thiện phúc lợi chó Greyhound trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta kêu gọi cộng đồng và xã hội cùng chung tay góp sức vào việc xây dựng và duy trì những chuẩn mực đạo đức, tiêu chuẩn chăm sóc và phúc lợi cao nhất dành cho chó Greyhound.

Bộ quy tắc đưa ra một số ví dụ điển hình trong khi thực hành và ứng xử của các bên tham gia vận hành trong ngành công nghiệp này, để mọi người có trách nhiệm đáp ứng các tiêu chuẩn như đã được đề ra. Sự ra đời của Bộ quy tắc này cũng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của mỗi người tham gia trong ngành, cũng như tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng trong việc tạo dựng và duy trì một ngành thể thao giải trí bền vững, mà trong đó động vật (chó Greyhound) được đảm bảo đối xử thân ái với một hệ thống phúc lợi tiến bộ và mang đậm tính nhân văn.

Đây chỉ là bước khởi đầu cho một công cuộc cải tiến toàn diện với những cam kết cao nhất nhằm tạo ra hệ thống phúc lợi dành cho chó Greyhound vì vậy chúng ta sẽ luôn mở lòng để tiếp thu những ý kiến đóng góp từ mọi phía, từ chính quyền, từ các hội bảo vệ động vật, công luận, và những người trực tiếp tham gia hoạt động hàng ngày.

2. Giới thiệu:

2.1 Mục đích:

Mục đích của Bộ quy tắc này là để bảo vệ phúc lợi của chó Greyhound trong khi tham gia vào trong ngành công nghệ thể thao giải trí, đảm bảo mọi người tham gia trong ngành này đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được hầu hết các quốc gia tiên tiến và các tổ chức bảo vệ động vật trên giới công nhận.

2.2 Phạm vi áp dụng:

Tất cả các bên có liên quan và tham gia vào trong chuỗi giá trị và hoạt động của ngành trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ Bộ quy tắc này. Mặc dù những gia đình và người nuôi chó Greyhound nhưng không tham gia trong ngành thể thao đua giải trí thì không có nghĩa vụ phải tuân thủ, nhưng chúng tôi khuyến khích họ tham khảo Bộ quy tắc này để cung cấp những điều kiện cải thiện tốt hơn cho thú cưng của mình.

2.3 Nguồn tham chiếu:

Trong quá trình biên soạn Bộ quy tắc này, chúng tôi đã tham khảo các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan đến chăn nuôi, thú y, hoạt động đua chó và kinh doanh đặt cược. Đồng thời cũng tham khảo các quy định và tài liệu thực hành của một số tổ chức có liên quan đến Phúc lợi chó Greyhound của Australia và UK.

2.4 Hiệu lực thi hành:

Bộ quy tắc này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020; và sẽ được liên tục cập nhật sau khi tiếp thu những góp ý cải tiến phù hợp.

3. Chế độ dinh dưỡng và nước

3.1 Mục tiêu: là đảm bảo rằng mỗi con chó Greyhound đều nhận được thức ăn và nước uống cần thiết cho sự phát triển tối ưu về sức khỏe và lợi ích của chúng.

3.2 Thức ăn:

  • * Tất cả chó Greyhound phải được cho ăn tối thiểu là một lần / ngày. Thức ăn phải đủ về số lượng và chất lượng dinh dưỡng. Thức ăn phải phù hợp với chó và đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, kích thước, điều kiện và mức độ hoạt động hằng ngày của từng con.
  • * Chó Greyhound phải được cung cấp xương và/hoặc đồ chơi để nhai nhằm làm cho răng khỏe mạnh, trừ khi được yêu cầu khác đi bởi nhân viên thú y.
  • * Thức ăn không được phép để bị thiu, hư thối, hay nhiễm khuẩn. Thức ăn cũ còn thừa trong khay phải được dọn dẹp sạch trước khi để thức ăn mới vào khay.
  • * Không được cho chó Greyhound ăn thịt cá sống bị ươn, thối.
  • * Khu vực chuẩn bị thức ăn và khay đựng thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ.
  • * Thực phẩm phải được lưu trữ và bảo quản đúng cách để đảm bảo vệ sinh và không bị hư hại.

3.3 Nước uống:

  • * Phải luôn để sẵn nước uống sạch cho chó Greyhound uống bất cứ khi nào chúng muốn.
  • * Chó con từ 3 tuần tuổi trở lên cần phải được tiếp cận với nước uống sạch bất cứ khi nào chúng cần uống.
  • * Dụng cụ đựng nước uống phải được vệ sinh sạch sẽ, an toàn với chó con, không bị rò rỉ và phải luôn có đủ nước.

4. Chăm sóc sức khỏe

4.1 Hồ sơ theo dõi sức khỏe:

  • * Mỗi con chó Greyhound đều phải có một hồ sơ theo dõi sức khỏe riêng, trong đó ghi rõ: ngày giờ và số hiệu, chủng loại vaxin đã tiêm; kiểm soát ký sinh trùng nội, ngoại; toa thuốc điều trị; họ tên và chữ ký của nhân viên thú y đã thăm khám.
  • * Hồ sơ này phải được đính kèm khi chuyển giao chó Greyhound cho người nhận nuôi mới.

4.2 Chăm sóc thú y

  • * Người chăm sóc chó Greyhound phải thường xuyên theo dõi thể trạng của chó greyhound (tối thiểu 02 lần /ngày) để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.
  • * Phải đảm bảo việc tiếp cận 24/24 với nhân viên thú y để được hướng dẫn chăm sóc khi chó Greyhound có triệu chứng bất thường.
  • * Việc chữa trị và đơn thuốc phải tuân thủ theo Quy định về thú y dành cho chó Greyhound đã ban hành.
  • * Tất cả các loại thuốc phải được dán nhãn rõ ràng và bảo quản đúng theo quy định. Khi hết hạn sử dụng phải được tiêu hủy đúng theo quy trình.

4.3 Vacxin

  • * Trừ khi có yêu cầu đặc biệt bởi Bác sĩ thú y, việc tiêm vaxin sẽ không được thực hiện cho chó con Greyhound dưới 4 tuần tuổi.
  • * Chó con Greyhound từ 6-8 tuần tuổi phải được tiêm vacxin đầy đủ theo quy định và được cập nhật đầy đủ trong Hồ sơ theo dõi sức khỏe.
  • * Ngoại trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt bởi Bác sĩ thú y bằng văn bản, tất cả chó Greyhound đều phải được tiêm vacxin phòng ngừa các loại như sau: distemper virus, parvo virus, Adeno virus, Parainfluenza virus, Bordetella bronchiseptica.

4.4 Kiểm soát ký sinh trùng

  • * Phải áp dụng một chương trình kiểm soát ký sinh trình hiệu quả cho bên trong và bên ngoài cơ thể chó Greyhound (ví dụ như: giun sán, ký sinh trùng huyết, ve, bọ chét, …), tùy theo độ tuổi.
  • * Các loại thuốc và hóa chất dùng để xử lý ký sinh trùng phải được sử dụng và lưu trữ đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo yêu cầu của nhân viên thú y.

4.5 Chăm sóc răng miệng

  • * Chó Greyhound cần được thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của răng và được thú y chữa trị kịp thời.

4.6 Tắm rửa

  • * Chó Greyhound cần được thường xuyên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ.
  • * Móng chân cần phải được kiểm tra thường xuyên và nếu cần thiết thì phải cắt móng ngắn bớt để tránh tình trạng móng chân mọc quá dài.

5. Nhân giống

5.1 Mục tiêu: là đảm bảo chó Greyhound được nhân giống một cách an toàn và có trách nhiệm, nhờ vào đó mà đảm bảo duy trì nòi giống khỏe mạnh cho các thế hệ tiếp theo.

5.2 Tiêu chuẩn lựa chọn:

  • * Chó Greyhound trước khi được chọn để nhân giống cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện để nhân giống của Thú y.
  • * Việc phối giống không được phép xảy ra tình trạng cận huyết thống (cha-con, mẹ-con, anh-chị-em). Nếu không có sự đồng ý của chuyên gia thì việc phối giống cấp 2 (ông-cháu, bà-cháu) cũng không được khuyến khích.
  • * Chó Greyhound được lựa chọn để phối giống phải được đảm bảo rằng không bị kiếm khuyết hay bệnh tật mang tính di truyền.
  • * Trường hợp có nghi ngờ về bệnh di truyền thì phải được Thú y khám và chẩn đoán để điều trị; đảm bảo quyền phúc lợi cho những con chó bị bệnh và khuyết tật; ngăn chặn sự phát tán của những căn bệnh này trong cộng đồng chó Greyhound.
  • * Trong bất cứ tình huống nào cũng không được phép phối giống đối với chó Greyhound (cả chó đực và chó cái) chưa đủ 18 tháng tuổi.
  • * Không được phép để chó Greyhound cái đẻ nhiều hơn 02 lần trong vòng 18 tháng, và không quá 03 lần trong suốt vòng đời.

5.2 Phối giống tự nhiên

  • * Khi thực hiện phối giống tự nhiên thì cần phải nhốt tách riêng cặp chó này ra khỏi những con chó khác.
  • * Khi thấy chó cái bị con đực quấy rầy quá mức thì cần phải tách chúng ra ngay.
  • * Sau khi phối giống xong, cần phải nhốt tách riêng từng con và kiểm tra xem có dấu hiệu chấn thương hay có cần phải trị liệu gì hay không.

5.3 Thụ tinh nhân tạo

  • * Việc thụ tinh nhân tạo chỉ được phép thực hiện bởi nhân viên Thú y.
  • * Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp phẫu thuật chỉ được phép thực hiện bởi nhân viên Thú y trong điều kiện có sử dụng thuốc gây mê và giảm đau trong và sau khi phẫu thuật.

5.4 Sinh sản

  • * Khu vực thích hợp làm tổ để chó Greyhound sinh con cần phải được chuẩn bị sẵn sàng trước thời điểm sinh đẻ ít nhất là một tuần và phải đàm bảo sạch sẽ, an toàn, yên tĩnh và tách biệt với những con chó Greyhound khác.
  • * Sau khi đẻ xong, cần phải thường xuyên theo dõi chó mẹ và chó con để đảm bảo chó con được bú sữa mẹ đầy đủ.
  • * Khu vực sinh đẻ phải được vệ sinh và khử trùng trong vòng 24 giờ sau khi chó mẹ đã sinh con xong.

5.5 Bú sữa

  • * Chó mẹ cần được kiểm tra vú hai lần / ngày trong hai tuần đầu sau khi sinh con để kịp thời phát hiện và điều trị hiện tượng viêm vú, nếu có.
  • * Trường hợp chó con không bú được hay không tăng cân thì cần phải tham khảo Thú y.

5.6 Chó con

  • * Không được phép bán, cho hay vận chuyển chó con dưới 8 tuần tuổi, trừ khi có chỉ định của Thú y.

6. Chỗ ở và môi trường

6.1 Mục tiêu: đảm bảo mỗi con chó Greyhound đều có chỗ ở với không gian đủ rộng và thoải mái tương ứng với độ tuổi, kích thước và nhu cầu hoạt động.

6.2 Chuồng trại và sân chơi

  • * Tất cả những nơi nhốt chó Greyhound đều phải đảm bảo không gian tối thiểu để chúng có thể sinh hoạt ăn, uống, ngủ, đứng, nằm, ngồi và đi lại một cách thoải mái.
  • * Chuồng trại và rào chắn phải đảm bảo không để chó Greyhound thoát ra ngoài cũng như người không phận sự ở bên ngoài không tiếp cận được với chó ở bên trong. Phải luôn đảm bảo có hai lớp rào chắn ngăn cách giữa nơi nhốt chó và khu vực công cộng bên ngoài.
  • * Hệ thống an ninh và cửa ra vào khu vực nhốt chó phải đảm bảo khi có tình huống khẩn cấp thì nhân viên có thể dễ dàng can thiệp để thả chó thoát ra khuôn viên bên ngoài một cách an toàn.
  • * Khu vực nhốt chó ở trong nhà phải đảm bảo thông thoáng.

6.3 Yêu cầu về không gian:

Khu vực nhốt chó ở trong nhà nên đảm bảo không gian tối thiểu như sau:

  • * Chuồng đơn: dài 3m x rộng 1,2m x cao 1,8m
  • * Chuồng đôi: dài 3m x rộng 2,4m x cao 1,8m
  • * Chuồng đôi (trong thời gian giao phối): dài 5m x rộng 3m x cao 1,8m
  • * Diện tích chuồng cho chó mẹ và bầy chó con: 15m2 (trên 4 tuần), 30m2 (trên 8 tuần)

6.4 Môi trường

  • * Khu vực nhốt chó phải đảm bảo tránh được thời tiết và khí hậu khắc nghiệt, không để nắng trực tiếp chiếu vào, không ẩm ướt, không có tiếng ồn bên ngoài, không có mùi hôi thối, …
  • * Sân chơi ngoài trời phải có chỗ trú mưa và bóng mát để tránh nắng nóng.
  • * Việc phun thuốc khử khuẩn và diệt côn trùng trong chuồng trại cần được thực hiện ít nhất 4 lần / năm. Đàn chó cần được di chuyển ra nơi khác trong khi phun thuốc.
  • * Trường hợp phát hiện hay nghi ngờ chó bị nhiễm bệnh thì phải nhốt cách ly ra một nơi riêng trong khi điều trị để tránh lây lan cho cả đàn.
  • * Khách đến tham quan khu vực chuồng chó cần được rửa tay khử khuẩn trước và sau khi tham quan.

7. Vận chuyển chó Greyhound

  • * Khi cần vận chuyển chó thì cách thức và phương tiện vận chuyển cần được thực hiện sao cho không làm chó bị thương hay stress.
  • * Phương tiện vận chuyển chó phải chống được thời tiết khắc nghiệt (mưa, nắng, rét, nóng) và thông thoáng.
  • * Cũi nhốt chó phải gắn chặt vào phương tiện vận chuyển và đảm bảo đủ không gian để chó có thể nằm, ngồi, và đứng được ở tư thế tự nhiên.
  • * Phương tiện cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và được khử trùng ít nhất 4 lần / năm.
  • * Khi vận chuyện bằng đường bộ thì cứ mỗi 3 tiếng cần phải dừng xe và tìm nơi thích hợp để dẫn chó xuống đất đi vệ sinh và uống nước.

8. Vận động, tương tác và các hoạt động bổ trợ

8.1 Tiêu chuẩn chung:

  • * Tất cả chó Greyhound từ 3 tuần tuổi trở lên cần được tiếp xúc với người và được vuốt ve hàng ngày.
  • * Tất cả chó Greyhound từ 8 tuần tuổi trở lên cần được tiếp xúc thường xuyên với những con chó khác đã được tiêm vacxin đầy đủ.
  • * Cần tạo điều kiện để chó Greyhound sinh hoạt bình thường để tránh bị stress hay bồn chồn. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường thì cần được điều trị bởi Thú y.
  • * Cơ sở nuôi chó Greyhound cần phải lập kế hoạch chi tiết về vận động, tương tác và hoạt động bổ trợ cho chó Greyhound đáp ứng các tiêu chuẩn về phúc lợi để áp dụng trong quá trình nuôi và chăm sóc.

8.2 Chó con dưới 8 tuần tuổi:

  • * Mỗi ngày, chó con Greyhound dưới 8 tuần tuổi cần được chơi đùa với mẹ, anh chị em cùng lứa, và các loại đồ chơi.

8.3 Chó con từ 8-16 tuần tuổi:

  • * Chó Greyhound từ 8-16 tuần tuổi cần được ra chơi bên ngoài chuồng trong vòng 1 giờ mỗi ngày.
  • * Ít nhất 4 lần mỗi tuần, cần được dẫn đi bộ với vòng đeo cổ, chơi đuổi bắt, tập nghe theo khẩu lệnh cơ bản, làm quen với các địa hình khác nhau, các loại đồ chơi khác nhau, tập đi xe, lên xuống cầu thang, hàng ngày.
  • * Chó Greyhound từ 8-16 tuần tuổi cần được nhốt chung với nhau theo nhóm hoặc từng cặp, trừ khi có chỉ định khác của Thú y.

8.4 Chó con trên 16 tuần chưa bắt đầu huấn luyện đua:

  • * Chó Greyhound trên 16 tuần tuổi nhưng chưa bắt đầu huấn luyện đua thì cần được ra sân chơi ít nhất 5 giờ / ngày; tập giao tiếp và nghe lời mỗi ngày; mỗi tuần từ 1-2 lần phải dẫn đi dạo, tập di chuyển trên xe, làm quen với phương tiện tập luyện, …

8.5 Chó đang huấn luyện hoặc đang đua:

  • * Chó Greyhound đang huấn luyện đua hoặc đang đua cần được tiếp cận với đồ chơi và chơi tự do ngoài trời hoặc dẫn đi dạo tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

8.6 Chó mang thai hoặc đang cho con bú:

  • * Chó Greyhound mang thai hoặc đang cho con bú cần được dẫn đi dạo hoặc vận động ngoài trời tối thiểu 60 phút mỗi ngày và luôn được tiếp cận đồ chơi.

 

8.7 Chó đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, phối giống và nghỉ hưu:

  • * Tất cả chó Greyhound đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, phối giống và nghỉ hưu cần được hoạt động tối thiểu 60 phút mỗi ngày ở sân chơi ngoài trời hoặc dẫn đi dạo, tiếp cận với đồ chơi.

8.8 Bịt mõm

  • * Dụng cụ bịt mõm phải vừa với kích thước của mõm chó Greyhound, không làm đau hay gây thương tích.
  • * Không được sử dụng loại bịt mõm chống sủa.
  • * Bịt mõm phải đảm bảo chó Greyhound vẫn có thể uống nước và thở bằng miệng.
  • * Không được bịt mõm liên tục quá 60 phút và không quá 2 tiếng / ngày, trừ trường hợp đang đi bộ ở nơi công cộng, đang vận chuyển, hoặc trong ngày đua, hay đang làm quen với môi trường mới, hoặc chó được xếp loại nguy hiểm hay được chỉ định của Thú y.
  • * Không được bịt mõm chó Greyhound dưới 9 tháng tuổi, trừ trường hợp đang được giáo dục, đang vận chuyển, hay được chỉ định của Thú y.

9. Huấn luyện, đua thử và đua thật

9.1 Phương tiện huấn luyện và đua thử:

  • * Tất cả hệ thống thiết bị và phương tiện dùng để huấn huyện chó Greyhound, đua thử và đua thật đều phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo tuyệt đối an toàn, phù hợp và được giám sát xuyên suốt quá trình sử dụng.

9.2 Phương pháp huấn luyện

  • * Phương pháp huấn luyện phải dựa trên hệ thống tăng cường tích cực và thưởng khi làm đúng.
  • * Quá trình giáo dục, huấn luyện và tương tác với chó Greyhound phải đảm bảo mô phạm đạo đức và tính nhân văn.
  • * Không được phép sử dụng các dụng cụ và vật liệu mang lạc cảm giác khó chịu với chó Greyhound.

9.3 Máy đi bộ:

  • * Máy đi bộ chỉ được áp dụng khi kết hợp với các hoạt động khác, được giám sát đầy đủ trong suốt thời gian sử dụng, chó Greyhound sẵn sàng thực hiện, không có dấu hiệu chống đối hay sợ hãi trong quá trình sử dụng máy đi bộ.

9.4 Đua thử và đua thật:

  • * Chó Greyhound chỉ được phép tham gia đua thử và đua thật sau khi hoàn tất quá trình đăng ký và kiểm tra sức khỏe bởi Thú y.
  • * Chó Greyhound dưới 16 tháng tuổi không được phép tham gia đua.
  • * Chó Greyhound dưới 12 tháng tuổi không được phép tham gia đua thử.
  • * Mỗi con chó Greyhound đều phải được Thú y kiểm tra sức khỏe trước khi mỗi trận đua bắt đầu.
  • * Một con chó Greyhound không phép được tham gia đua thử và đua thật liên tục hai ngày.
  • * Chó Greyhound cái không được phép tham gia đua thử và đua thật nếu có dấu hiệu mang thai hoặc đang trong mùa giao phối.
  • * Chó Greyhound mẹ không được phép được tham gia đua thử và đua thật trong vòng 10 tuần sau khi sinh đẻ.
  • * Chó Greyhound đực đang phối giống hoặc đang được lấy tinh trùng sẽ phải cho nghỉ ngơi ít nhất 02 ngày trước khi tham gia đua.
  • * Chó Greyhound bị chấn thương khi đua thử phải được báo cáo ngay với người nuôi và Thú y tại trường đua, và được chữa trị kịp thời.

10. Tái định cư

10.1 Chuẩn bị nghỉ hưu và tái định cư

  • * Chó Greyhound nghỉ hưu phải được trải qua một chương trình huấn luyện thích nghi trước khi chuyển giao cho người nhận nuôi như là thú cưng trong gia đình.
  • * Chó Greyhound nghỉ hưu cần được triệt sản trước khi chuyển giao cho người nhận nuôi như là thú cưng trong gia đình.
  • * Người dưới 18 tuổi không được nhận nuôi chó Greyhound trừ khi được sự cho phép của cha mẹ.

10.2 Cái chết nhẹ nhàng:

  • * Cái chết nhẹ nhàng chỉ được phép thực hiện khi: nếu việc trì hoãn sẽ dẫn tới sự đau đớn không thể chấp nhận được; thời gian để tiếp cận được Thú y kéo dài quá sức chịu đựng của chó Greyhound; không thể có biện pháp chữa trị thích hợp dù đã tham khảo Thú y.

 

5. Quy tắc thú Y tại trường đua chó Greyhound

5.1 Trước, trong, và sau khi đua

  • * Tất cả những con chó Greyhound phải được nhân viên thú y kiểm tra về sức khỏe và tinh thần trước khi bắt đầu cuộc đua.
  • * Trong quá trình trận đua diễn ra, các nhân viên thú y phải theo dõi biểu hiện của từng con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, stress, hay chấn thương.
  • * Sau cuộc đua, nhân viên thú y phải kiểm tra lại và xử lý chấn thương (nếu có) cũng như hướng dẫn thời gian nghỉ ngơi và hồi phục đối với chó Greyhound bị chấn thương.
  • * Nhân viên thú y sẽ giám sát quy trình lấy mẫu để đảm bảo rằng không có các chất bị cấm trong cơ thể chó đua, nhằm đảm bảo tính công bằng trong cuộc đua.

5.2 Nguyên tắc xử lý chân thương nghiêm trọng

  • * Những nguyên tắc này được đưa ra trên cơ sở phúc lợi và đạo đức khi xử lý tình huống chấn thương nghiêm trọng. Các nghiên cứu và sáng kiến luôn được khuyến khích để áp dụng cải thiện tính an toàn, giảm thiểu tai nạn và chấn thương trong khi đua chó Greyhound.
  • * Sự an toàn và phúc lợi của chó đua Greyhound là quan trọng nhất đối với mọi đối tượng tham giam vào ngành công nghệ này.
  • * Trong cuộc đua với tốc độ cao thì tai nạn là hoàn toàn có khả năng xảy ra dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, lực lượng thú y phải có mặt kịp thời để đánh giá và xử lý tình huống, giảm đau tại chỗ, hướng dẫn điều trị và phục hồi.
  • * Nhân viên thú y phải luôn hiên diện tại trường đua để bảo vệ và chăm sóc chó đua theo hướng có lợi nhất đối với chó Greyhound.
  • * Giảm đau và chữa trị chấn thương phải là ưu tiên hàng đầu khi nhân viên thú y đưa ra quyết định xử lý chấn thương, lúc đó không cần phải quan tâm đến giá trị kinh tế của chó đua cũng như khả năng quay trở lại trường đua, mà quyền lợi của chính con chó Greyhound đó mới là điều quan trọng nhất phải được cân nhắc.
  • * Nhân viên thú y phải cân nhắc tình trạng chấn thương cùng với thời gian và rủi ro khi vận chuyển chó Greyhound bị chấn thương đến cơ sở thú y gần nhất để tiến hành chữa trị. Bởi vì việc trì hoãn cái chết nhẹ nhàng có thể sẽ gây thêm những đau đớn và chịu đựng không cần thiết đi ngược lại tinh thần phúc lợi của chó Greyhound.
  • * Việc chẩn đoán của nhân viên thú y tại hiện trường rất quan trọng, vì nếu khi xét thấy cơ hội để chó Greyhound đang bị chấn thương có rất ít khả năng hồi phục và quay lại cuộc sống hoạt động bình thường mà không kèm theo những đau đớn kinh niên, thì cái chết nhẹ nhàng là một lựa chọn nhân đạo và phù hợp nhất.

6. Văn bản pháp luật

  • * Luật Thú Y 2015
  • * Luật Chăn Nuôi 2018
  • * Luật thể dục, thể thao 2018
  • * Nghị định 06/2017
  • * Thông tư 15/2018/TT-BVHTTDL quy định chuyên môn về tiêu chuẩn … đua chó để kinh doanh đặt cược.
  • * Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược
  • * Quy chế đua chó
  • * Quy chế trật tự an ninh xã hội, …